Với những người trong ngành, người hay quan tâm đến vóc dáng, các vấn đề chuyển quá cơ thể, dinh dưỡng,… đã không con xa lạ gì với cụm từ BMI. Nhưng với một bộ phận người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn chưa phát triển thì chỉ số BMI là một khái niệm có thể nói khá mới mẻ. Vậy làm thể nào để tính chỉ số BMI, việc tính toán này có ý nghĩa gì và làm sao để kiểm soát nó? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.
1. Tính chỉ số BMI để làm gì?
1.1. Chỉ số BMI có ý nghĩa như thế nào
Thông thường để xác định mình có bị thừa cân, thiếu cân hay bình thường mọi người sẽ sử dụng cân. Thế nhưng, điều này không mang lại kết quả chính xác như việc dùng chỉ số BMI. Chỉ số được tính toán dựa trên số cân nặng và chiều cao. Bằng việc so sánh BMI của bản thân với bảng chỉ số BMI chuẩn, bạn sẽ dễ dàng biết được mình đang ở mức độ nào. Ngoài ra, nó còn có thể phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe.
Trong trường hợp BMI nằm ngoài và vượt xa con số cho phép. Lúc này bạn càng gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe. Thông thường, chỉ số khối cơ thể sẽ được chia làm 4 ngưỡng: thiếu cân, bình thường, thừa cân và béo phì. Những người thuộc dạng thừa cân và béo phì sẽ dễ mắc các bệnh liên quan. Tuy nhiên nếu quá thiếu cân cũng không tốt chút nào.
1.2. Tính chỉ số BMI rất có lợi cho sức khỏe và vóc dáng của bạn
Bạn là người quan tâm đến sức khỏe, thân hình, vóc dáng của mình. Bạn hãy tính chỉ số BMI. Để từ đó biết được thể trạng của bản thân và có cách tăng hoặc giảm cân phù hợp. Việc duy trì một BMI lý tưởng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch. Hay nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm khớp, tăng lượng glucose trong máu… Còn cách tính như thế nào, hãy áp dụng theo những gợi ý dưới đây nhé.
2. Các cách tính chỉ số BMI được áp dụng phổ biến hiện nay
2.1. Tính chỉ số BMI bằng công thức
2.1.1. Tính chỉ số BMI bằng công thức chung
Tính chỉ số BMI bằng công thức là cách tính được Adolphe Quetelet – nhà bác học người Bỉ đưa ra vào năm 1832. Để có được kết quả BMI của một người sẽ lấy số cân nặng (tính bằng kg) của người đó chia cho bình phương chiều cao (tính bằng m). Công thức được biểu diễn như sau:
BMI = Cân nặng/(Chiều cao x Chiều cao)
Theo thang phân loại mức độ gầy – béo dựa trên chỉ số BMI của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho người Châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) dành cho người Châu Á sẽ có bảng dưới đây:
2.1.2. Chỉ số BMI của người Việt Nam
Thông qua thang của IDI & WPRO áp dụng đối với người Châu Á thì chỉ số BMI chuẩn của người Việt Nam sẽ giao động từ 18,5 – 22,9. Tuy nhiên cần lưu ý bảng kết quả này không áp dụng cho phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, vận động viên và người tập gym.
Ví dụ: Một người cao 1,7 m, nặng 75kg thì BMI = 75/(1,7 x 1,7) = 26,6. BMI nằm trong khung từ 25 – 29,9, chứng tỏ người này đang thừa cân và ở mức béo phì cấp độ 1.
2.2. Tính chỉ số BMI trực tuyến trên trang web
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, bạn không cần phải tính toán bằng công thức thủ công. Bạn có thể tính chỉ số BMI trực tuyến một cách nhanh chóng. Hiện có rất nhiều trang web hỗ trợ tính chỉ số này. Bạn chỉ cần truy cập vào một trang web cung cấp cách tính. Bạn nhập chiều cao (cm) và cân nặng (kg) của mình vào ô thông tin. Sau đó nhấn xem là biết được kết quả (một số web yêu cầu nút bấm calculate hoặc nút tính).
Hệ thống sẽ trả về kết quả của bạn và bên dưới là nhận xét cụ thể. Chỉ số BMI này là bình thường hay nhẹ cân, cần bồi bổ thêm hay thừa cân, cần giảm cân. Từ đây bạn sẽ nắm được thể trạng cũng như sức khỏe của mình và có cách cân đối lại.
2.3. Tính chỉ số BMI bằng phần mềm BMI Calculator
2.3.1. Phần mềm BMI Calculator
Phần mềm tính chỉ số BMI Calculator cũng là một cách rất hay. Đây là một trong những ứng dụng y tế được sử dụng phổ biến hiện nay. Phần mềm cho phép bạn kiểm tính toán, kiểm soát được chiều cao và cân nặng của bản thân. Sự kiểm soát này dựa trên các thông số cân nặng và chiều cao nhập vào. Ứng dụng này cực kỳ gần gũi, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng vài triệu đồng để mua máy điện thoại với cấu hình ổn là đã có thể sử dụng.
2.3.2. Cách tính
Đầu tiên, truy cập và tải ứng dụng BMI calculator => Khởi động ứng dụng => Chọn giới tính => Nhập độ tuổi => Chiều cao => Cân nặng = Nhấn OK => Ấn Tùy chọn có 3 dấu gạch ngang ở góc bên trái màn hình => chọn Chỉ số khối lượng cơ thể rồi xem kết quả.
Sau khi hoàn thành các bước, hệ thống sẽ hiển thị kết quả BMI và biểu đồ phân loại BMI cho bạn tiện xem xét và đánh giá. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi chiều cao, cân nặng và độ tuổi, giới tính để kiểm tra giúp người khác. Phần mềm sẽ tính toán và đưa ra kết quả chỉ trong vài giây.
3. Làm sao để cải thiện được chỉ số BMI?
Khi chỉ số BMI báo hiệu bạn có tình trạng thừa cân béo phì, hãy giảm cân ngay để cải thiện các rủi ro cho sức khỏe. BMI lúc này đóng vai trò như một thước đo hỗ trợ theo dõi hiệu quả quá trình giảm cân an toàn. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
3.1. Đặt mục tiêu
Một người béo phì với chỉ số BMI vượt quá ngưỡng không thể giảm cân trong thời gian ngắn ngủi mà phải thật cân kiên trì. Tốt nhất nên chia lộ trình này ra nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đặt một mục tiêu nhỏ có khả năng đạt được. Đầu tiên là ngừng tăng cân, sau đó giảm 5% trọng lượng. Cuối cùng là 15% và duy trì nó như một thói quen. Bạn duy trìn nó cho đến khi đạt số cân nặng mong muốn. Hay đến lúc bạn mặc vừa bộ quần áo mà trước giờ bạn không mặc được.
3.2. Tự theo dõi liệu trình giảm cân
Đừng quên ghi lại quá trình giảm cân cũng như những chỉ số mà mình đạt được. Bạn có thể kiểm tra và ghi chép hàng ngày, hàng tuần. Khi nhìn thấy sự thay đổi hẳn bạn sẽ thấy phấn chấn và có động lực cố gắng. Đồng thời, trong giai đoạn thực hiện chế độ ăn kiêng hay ghi lại mọi thứ mà bạn ăn trong một thời gian. Điều này giúp bản thân bạn nhận ra và cải thiện tốt lượng calo nạp vào. Đối với chất béo, tinh bột, các chất kích thích hãy cắt giảm dần, nó sẽ hỗ trợ khá nhiều đấy.
3.3. Không quên tập thể dục
Chế độ tập luyện rất quan trọng đối với người muốn cải thiện chỉ số BMI. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên dành ra ít nhất 150 phút mỗi tuần cho việc tập thể dục. Tức mỗi ngày từ 30 phút. Hoặc 75 phút nếu thực hiện các bài thể dục cường độ mạnh. Lưu ý với những ai thừa cân, béo phì, ít vận động ngày đầu có thể quá sức. Do đó có tốt hơn hết nên bắt đầu từ các bài tập nhẹ và tăng dần mức độ cho đến khi đạt số cân nặng ưng ý.
Bạn không nhất thiết phải tới phòng tập gym chuyên biệt với một máy đo để kiểm tra thân hình có cân đối, mập hay ốm. Giờ đây bạn hoàn toàn có thể tự mình xác định được ngay tại nhà. Đương nhiên là bằng các cách tính chỉ số BMI vừa giới thiệu. Mong rằng bạn sẽ biết cách để khắc phục và theo đuổi mục tiêu thay đổi vóc dáng lẫn sức khỏe của mình. Đừng quên phải luôn duy trì một chế độ ăn uống, vận động hợp lý nhé. Chúc các bạn thành công!
Tuyết Nhi